SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT

Hai Phong Provincial Center for Disease Control

Địa chỉ: 21 Lê Đại Hành, Hồng Bàng, Hải Phòng       Điện thoại: 02253.603.686       Email: gdsk.cdchaiphong@gmail.com

Trang chủTin nổi bậtĐẩy mạnh công tác truyền thông chủ động phòng, chống dịch bệnh...

Đẩy mạnh công tác truyền thông chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hải Phòng vừa có văn bản gửi Trung tâm Y tế các quận huyện về việc đẩy mạnh công tác truyền thông chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng.

Theo đó, thực hiện Công văn số 138/GDSKTƯ ngày 14/6/2022 của Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, về việc đẩy mạnh công tác truyền thông chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đề nghị Trung tâm Y tế các quận, huyện liên tục đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm huy động sự tham gia ủng hộ của các cấp chính quyền, đoàn thể các tổ chức xã hội  trong công tác phòng chống dịch bệnh đang lưu hành đặc biệt là sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng, cụ thể như sau:

  1. Về nội dung truyền thông trọng tâm:

Cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ thông tin về công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch, tình hình dịch bệnh trên địa bàn; các biện pháp phòng chống dịch lây lan, hướng dẫn chăm sóc tại nhà và dấu hiệu chuyển biến nặng cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế kịp thời nhằm tạo sự tin tưởng cho người bệnh yên tâm điều trị tại tuyến y tế cơ sở, tránh vượt tuyến gây khó kiểm soát tình hình dịch bệnh và quá tải bệnh viện.

Đối với phòng bệnh sốt xuất huyết, nội dung truyền thông nhấn mạnh đến hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng tại hộ gia đình và nơi sinh sống; các biện pháp diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt…; khi nghi ngờ mắc bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời; không điều trị tại nhà. Thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất khi gia đình có người mắc bệnh. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch.

Đối với bệnh tay chân miệng, nội dung truyền thông nhấn mạnh đến thực hành rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước sạch, vệ sinh ăn uống, vệ sinh bề mặt, dụng cụ, đồ chơi của trẻ bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường; đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị ngay sau khi phát hiện bị bệnh, cách ly trẻ khi bị bệnh. Thường xuyên tra cứu trang điện tử của Bộ Y tế – http://www.moh.gov.vn, Cục Y tế dự phòng – http://Vncdc.gov.vn, và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố – cdchaiphong.gov.vn để thu thập và cập nhật thông tin, tải các tài liệu truyền thông sử dụng cho công tác truyền thông phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng.

  1. Kênh truyền thông và địa bàn truyền thông:

Ưu tiên kênh truyền thông đại chúng như đài phát thanh, báo, truyền hình, loa truyền thanh            xã/phường, loa truyền thông lưu động để thông tin đến được đại đa số người dân trong cộng đồng nhanh nhất, đặc biệt đẩy mạnh truyền thông ở khu đông dân cư, khu công nghiệp nơi có nhiều công nhân lao động.

Đối với địa bàn truyền thông, ưu tiên địa bàn đông dân cư, trường học, khu nhà trọ, khu công nghiệp nơi có nhiều công nhân lao động.

Đối với các khu vực trọng điểm có ca bệnh cần thực hiện các hình thức truyền thông trực tiếp để hướng dẫn các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh kịp thời.

  1. Tăng cường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, trường học, khu sản xuất tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt tập thể, làm việc, học tập, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín nhằm tạo sự ủng hộ và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch chủ động.
  2. Tăng cường công tác giám sát, truyền thông có trọng điểm đối với địa bàn có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh, những địa bàn có nguy cơ xuất hiện ổ dịch mới.

 

 

PHỔ BIẾN