Phòng chống giun sán

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ký sinh trong cơ thể người và có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm. Người lớn và trẻ em đều có thể mắc giun sán. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, điều kiện khí hậu, tập quán ăn uống, sinh hoạt của người dân cũng như vệ sinh môi trường hiện nay rất thuận lợi cho sự phát triển và lây nhiễm của các bệnh ký sinh trùng.

Giun sán có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường khác nhau. Chủ yếu qua đường ăn uống, qua da khi tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh. giun sán có thể lây qua nước bị ô nhiễm, thức ăn, chất thải, đất, máu và nhiễm từ động vật sang người.

Nhiễm giun sán có thể gây ra những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và chẩn đoán kịp thời. Tùy vào loại và vị trí mà chúng ký sinh có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau.

Các biến chứng nhẹ như: chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy, ho sốt, mẩn ngứa…

Biến chứng nặng như:

– Ký sinh ở nội tạng có thể gây tổn thương tim, gan, phổi, thận, đường tiêu hóa …

–  Ký sinh ở mắt có thể gây sẹo mắt, giảm thị lực hoặc mù lòa

– Ký sinh ở não gây chèn ép dây thần kinh, đau đầu dữ đội, co giật, hôn mê có thể dẫn đến tử vong

Bệnh giun sán có thể phòng tránh được qua thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như:

–  Vệ vinh môi trường sống sạch sẽ

– Đảm bảo ăn chín, uống chín

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh

– Khi nuôi thú cưng (chó, mèo…) cần tắm, vệ sinh sạch sẽ và phòng bệnh cho thú cưng (tẩy giun, sán định kỳ …). Sau khi ôm, chơi với vật nuôi phải vệ sinh cá nhân bằng xà phòng. Chất thải của vật nuôi cần được xử lý sạch sẽ

– Uống thuốc tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần.

BS. Vũ Thị Cúc – Trưởng khoa Ký sinh trùng – Côn trùng, CDC Hải Phòng

 

XEM THÊM

TIN PHỔ BIẾN